Giáo Hội trong thế giới ngày nay
Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Cuộc gặp gỡ Quốc tế lần thứ hai “Khoa học vì Hòa bình”, được tổ chức bởi Giáo phận Teramo-Atri và Hàn lâm viện Toà Thánh về Khoa học Xã hội.
ĐTC Phanxicô đã nhắc lại lời của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, vị Giáo hoàng khi ngỏ lời với các nhà tư tưởng và khoa học ngày bế mạc Công đồng Vatican II,
đã kêu gọi các nhà trí thức trên thế giới bấy giờ và khẳng định như sau: "Chính trong sự thật và bác ái mà con đường hoà bình sẽ được tìm thấy”.
Thế nhưng, nếu con người sống theo/trong sự thật và bác ái thì đã không có hận thù ghen ghét và chiến tranh như hiện nay càng ngày càng dữ dội hơn bao giờ hết.
Và đó là lý do con người mới cần trở về với sự thật và bác ái yêu thương để hoan hưởng công lý và hòa bình, một trở về hoàn toàn bất khả với xu hướng vô thần duy vật hiện nay.
Nhưng Thiên Chúa là Chủ tể mọi sự, Đấng có thể làm những gì con người bất khả, thậm chí còn lợi dụng tình trạng càng bất toàn, bất lực và bất hạnh của con người để tỏ mình ra.
Với tất cả lòng tin tưởng vào LTXC ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự, chúng ta hiệp thông cầu nguyện và theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong 4 ngày qua ở những cái links sau đây:
Lý do giải thưởng được trao cho Đức Thánh Cha chính là công việc nhân đạo "độc nhất vô nhị" được ngài thực hiện nhằm ủng hộ các nạn nhân của cuộc chiến ở Ucraina, bắt đầu từ các trẻ em. Và giải thưởng được dành tặng cho tất cả "những trẻ em bị sát hại" ở quốc gia Đông Âu này.
Ông Jaka Bizilj, một nhà văn và nhà sản xuất người Slovenia, đã nhận định rằng Đức Thánh Cha là một “con người thực sự của hòa bình” và một “nhà ngoại giao của Chúa”, người “trong im lặng” đã gõ cửa mọi cánh cửa có thể trong một năm rưỡi chiến tranh ở Ukraine để “mang lại tự do cho người dân”, để cố gắng giúp đỡ người dân, cứu trẻ em, thương lượng đưa tù binh về nước. Một người đã gửi viện trợ và thậm chí cả xe cứu thương đến Ucraina, người đã tạo điều kiện cho việc tạo ra các hành lang nhân đạo và vào ngày đầu tiên của cuộc tấn công, đã đến Đại sứ quán Nga để liên lạc với Tổng thống Putin trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh khi nó bắt đầu.
Giải thưởng là sự ghi nhận của tổ chức quốc tế cùng tên, được thành lập sau vụ tấn công ngày 11/9 vào Tòa tháp đôi ở New York, Hoa Kỳ, với mục đích gây ảnh hưởng, thông qua phim ảnh, nhận thức và giải quyết các thách thức xã hội, chính trị và nhân đạo toàn cầu và phản đối chiến tranh và khủng bố.
Năm 2008, Tổ chức Điện ảnh vì Hòa bình ra đời - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế thúc đẩy sự thay đổi và các giá trị thông qua phim ảnh, nhằm làm nổi bật sự bất bình đẳng và bất công đồng thời mang đến hy vọng và giải pháp cho một tương lai tốt đẹp hơn. Trong những năm gần đây, Điện ảnh vì Hòa bình đã hỗ trợ một số hoạt động quan trọng và các bộ phim có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng của Hollywood và các nhân vật như Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Nelson Mandela.
(Theo Salvatore Cernuzio)